Sâm cau đỏ có tên khoa học là Curculigo Orchioides Gaertn, thường được dùng bởi các thầy thuốc đông y từ rất xa xưa với cái tên cồ nốc lan, ngải cau. Tại các vùng đồng bào dân tộc miền núi, sâm cau để trị các trường hợp vô sinh, khó thụ thai. Ngoài ra thảo dược này cũng dùng để chống lại cái lạnh giá của núi rừng, làm thuốc tăng lực cho người mệt mỏi.
Công dụng:
- Bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh.
- Chữa trị tiểu tiện không cầm được.
- Lưng, tay, chân lạnh
- Chữa bệnh trĩ, đau bụng, ho, vàng da
- Chữa chân tay tê, mỏi
Đối tượng sử dụng:
- Tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
- Những người đang bị chứng “âm hư hỏa vượng” biểu hiện là người gầy, lòng bàn tay bàn chân ấm, da khô, thường sốt nhẹ vào buổi chiều, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ, ra mồ hôi trộm, nóng hay bứt rứt trong người, phiền muộn… nên hạn chế và không dùng
- Những người quá hư yếu, cơ thể yếu, cũng không nên dùng.
Hướng dẫn bảo quản :
- Để nơi khô ráo, thoáng mát.
- Tránh ánh nắng trực tiếp.
Hướng dẫn sử dụng: Rượu sâm cau thì bổ nhưng có tác hại và một số lưu ý khi sử dụng để tăng hiệu quả dùng
- Có thể uống rượu sâm cau hằng ngày, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần một ly rượu nhỏ.
- Không quá lạm dụng rượu sâm cau, tốt nhất dưới 30ml/ngày.
- Dùng Sâm cau hay sản phẩm từ sâm cau liều cao và liên tục sẽ gây cường dương mạnh, do đó dẫn tới hao tổn tinh lực.
Lưu ý: Không nên quá lạm dụng sẽ dẫn đến việc cường dương trong thời gian dài, làm tinh hao, kiệt sức
Hạn sử dụng : 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.