Tác dụng phụ của sâm cau đỏ là gì?
Tác dụng phụ của sâm cau đỏ theo Đông y do sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc. Sâm cau đỏ có tác dụng làm ấm thân, tráng gần cốt, trừ hàn thấp. Chủ yếu điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tính lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh.
Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây này làm thuốc bổ nên mới gọi là sâm, vì là cây giống lá cau nên có tên gọi là sâm cau. Công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương năm 2005 cho thấy: Tác dụng của sâm cau đỏ tăng lực tốt nhất (tốt hơn cả sâm bố chính và sa sâm) chỉ sau thời gian ngắn sử dụng.
Cụ thể, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Phan Quốc Kinh khẳng định sâm cau làm tăng gấp đôi trọng lượng tinh hoàn, tăng khối lượng tinh hoàn có thể giúp làm tăng nồng độ testosterone, yếu tố quan trọng quyết định hoạt động tình dục, vì thế mà sâm cau được xem là “viagra” tự nhiên tốt cho nam giới. Tuy vậy, nếu dùng sâm cau quá liệu sẽ gây nên những tác dụng phụ của sâm cau đỏ.

Tác dụng phụ của sâm cau đỏ là gì?
Theo Đông y, sâm cau đỏ có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương. Thường dùng chữa cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi; phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục; người cao tuổi thưởng bị tiểu đêm, tiểu són, lạnh bụng, lưng gối lạnh đau, phong thấp, vận động khó khăn, suy nhược thần kinh.
Tuy nhiên, tính độc có trong sâm cau đỏ nếu không được loại bỏ sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Gây hao tổn tinh lực, mệt mỏi nếu sử dụng quả liều lượng. Với những bệnh nhân mắc chứng âm hư, sâm cau đỏ gây khó chịu, rực người, cơ thể mệt mỏi.
Sâm cau đỏ gây ngộ độc
Sâm cau đỏ có nhóm chất cycloartan triterpen saponin làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone. Tuy vậy, phần rễ sâm cau là lớp mô xốp, không chứa đựng dược tính, có vị độc. Vì vậy khi sơ chế cần cạo bỏ lớp vỏ lụa của rễ để loại bỏ độc tính và để nhựa sâm tiết ra khi ngâm cùng nước vo gạo.
Tính độc của sâm cau đỏ có trong nhựa cây, gây ngứa khi tiếp xúc với da. Sơ chế sâm cau ngâm với nước vo gạo để cây tiết hết nhựa, loại bỏ độc tố gây ngứa. Vì vậy, cần lưu ý đeo găng tay khi sơ chế sâm cau đỏ đúng cách.
Ở Ấn Độ, người dân dùng thân rễ sâm cau để gây sẩy thai dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc bột uống với đường trong một cốc sữa. Rễ sâm cau là một thành phần trong bài thuốc cổ truyền Ấn Độ gồm 10 dược liệu trị sỏi niệu. Ở Papua Niu Guê, thân rễ và là sâm cau được hơ nóng cho mềm, rồi chả xát lên cơ thể làm thuốc tránh thụ thai.
Sâm cau đỏ là vị thuốc có độc, vì vậy cần chú ý không dùng quá liều gây trúng độc. Các biểu hiện trúng độc như: Lưỡi sưng phù và đau, người cuồng táo, bị tiện. Thí nghiệm cho chuột nhất dùng rượu ngâm sâm cau, với liều 15g/kg, chuột đã chết trong vòng 7 ngày
Hao tổn tinh lực
Nghiên cứu của TS. Bùi Thị Minh Giang có khẳng định, Sâm cau là loài có khả năng “tăng cường bản lĩnh phái mạnh” tốt nhất và cao hơn 1,5 lần các loại dược liệu khác. Nghiên cứu với liều 100 mg/kg thì thấy khả năng kích thích mạnh của sâm cau. Thể hiện qua các chỉ số như: khả năng cương cứng tăng, hiệu quả chất lượng tăng, tần số tăng, khoảng thời gian giữa các lần cũng ngăn lại.
Dùng sâm cau hay sản phẩm từ sâm cau liệu cao và liên tục sẽ gây cường dương mạnh, do đó dẫn tới hao tổn tinh lục. Biểu hiện gây nên cơ thể mệt mỏi, yếu sinh lý, chân tay tê mỏi.
Tác dụng xấu với người mắc chứng âm hư
Chứng âm hư là tên gọi chung cho trường hợp tinh huyết bất túc, hoặc tân dịch hao tổn. Biểu hiện lâm sàng có các chứng hậu về âm hư tân dịch thiếu hoặc âm không chế được dương. Sâm cau là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những ngày thời tiết quá nóng và những người tính nóng, âm hư không nên sử dụng.
Người mắc chứng âm hư thường có những biểu hiện: Hong khô miệng hảo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ửng hoặc sốt con về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít.
Người mắc chứng âm hư sử dụng sâm cau gây ngộ độc, lưỡi sưng phù và đau. Các biểu hiện bệnh chứng âm hư gây khó chịu, nóng trong người. Để làm giảm ngộ độc, trước khi dùng cần ngâm nước. vo gạo hoặc nước lã. Thay nước nhiều lần cho đến khi nước trong, thì vớt ra đem phơi hoặc ngâm rượu.
Đối tượng nên và không nên dùng sâm cau đỏ?
Những đối tượng có thể sử dụng sâm cau có độ tuổi từ 25-70 không phân biệt nam nữ. Sâm cau đỏ có tác dụng chữa bệnh với các đối tượng sau:
– Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh. Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục.
– Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp.
– Người bình thường sử dụng sâm cau đỏ để tăng cường khả năng tình dục.
– Chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ. Điều hòa huyết áp cho phụ nữ tiền mãn kinh.
Với những tác dụng trên, nhiều người nghĩ ai cũng có thể dùng rượu sâm cau bồi bổ cơ thể. Nhưng bản thân loại thảo dược này có tính độc. Tuy trước khi ngâm rượu sâm cau đó đều đã qua công đoạn khử độc nhưng trong rượu vẫn luôn tồn tại một lượng rất ít. Vì vậy không nên sử dụng quá nhiều trong thời gian dài dẫn tới tình trạng ngô độc nhẹ.
Những đối tượng không nên dùng sâm cau đỏ
Sâm cau đỏ có vị cay, tính nóng, độc tổ nhẹ. Để tránh tác dụng phụ của sâm cau đó thì những đối tượng sau không nên dùng:
– Phụ nữ có thai và cho con bú.
– Những người có thể trạng âm hư hỏa vượng
– Người hư yếu, thể trạng kém.
Để tránh tác dụng phụ của sâm cau đỏ cần kiêng gì?
Sâm cau đỏ là vị thuốc Đông y có vị cay, tính ấm, có tác dụng tăng cường sinh lực nam giới. Vì vậy, sâm cau đỏ không thích hợp kết hợp với các đồ ăn có tính cay nóng, hạ khí.
Dùng sâm cau đỏ kiêng gì?
Để hạn chế tác dụng phụ của sâm cau đó, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Trong “Bản thảo cương mục” – bộ sách kinh điển về Đông dược có đề cập tới dùng sâm cau đỏ kiêng gì, ăn gì:
– Kiêng uống nước trà. Kiêng ăn củ cải.
– Không ăn những thứ cay nóng.
Dùng sâm cau đỏ nên hạn chế uống trà bởi đó là thứ có tính mát và có tác dụng “hạ khí, có thể làm giảm tác dụng bổ thận, kiện tỷ của thuốc sâm cau. Chất tannin acid trong nước trà sẽ kết hợp với các protein, các loại muối hoặc một số kim loại rồi tạo thành những chất trầm tích, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, thậm chí làm cho thuốc mất hết tác dụng.
Dùng cau sâm đỏ không nên ăn củ cải. Cau sâm đó là vị thuốc bổ dương, còn có cái là vị thuốc tiêu (tiêu thực, trừ đảm). Một bên “bố một bên tiêu sẽ làm giảm tác dụng của nhau.
Sâm cau đó là vị thuốc đã có tính nóng, điều chỉnh âm dương không đều thì không nên ăn những thứ cay nóng – có thể sinh nhiệt, sẽ làm giảm tác dụng. Đặc biệt đối với người mắc chứng âm hư, chỉ nên dùng sâm cau đỏ với lượng nhỏ và không dùng đồ cay nóng.